Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2015 – khu vực phía nam

Thứ tư, 18/03/2015

I. TỔNG QUAN VỀ CUỘC THI VÀ KẾT QUẢ

1. Số liệu tổng quan

Quy mô cuộc thi:

31 tỉnh thành tham gia: An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đà Nẵng, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hậu Giang, TP.Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Kon Tum, Lâm Đồng, Long An, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.

180 dự án của 306 học sinh trong đó cấp THPT có 130 dự án với 225 học sinh, cấp THCS có 50 dự án với 81 học sinh.

180 giáo viên hướng dẫn.

TP.HCM có 18 dự án được tham gia, chiếm tỉ lệ 10% tổng số dự án, trong đó THCS có 4 dự án tại THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, THCS-THPT Đinh Thiện Lý, THCS Cách Mạng Tháng Tám Quận 10, THCS Phan Tây Hồ Quận Gò Vấp.

2. Đánh giá chung

- Số lượng và chất lượng các dự án đều cao hơn so với năm trước.

- Các dự án đều có tính thực tiễn cao.

- Nội dung, phương pháp và tiến trình nghiên cứu của các dự án đều phù hợp.

- Nhiều dự án có tính khái quát cao, tiếp cận được những vấn đề mới, hiện đại của đời sống xã hội.

- Các poster trình bày đẹp, hấp dẫn.

- Khá nhiều dự án kết hợp được nhiều kiến thức liên ngành khi nghiên cứu.

- Hạn chế: một số đề tài có nội dung còn giản đơn, trùng lắp với các đề tài cũ, một số dự án có ý tưởng tốt nhưng chưa đủ thời gian, kiến thức và điều kiện thực hiện nên nhiều kết luận còn mang tính chủ quan.

3. Kết quả chung của cuộc thi

- Số dự án đạt giải lĩnh vực: 101/180 dự án, chiếm tỉ lệ 56% tổng số dự án.

Số dự án đạt giải lĩnh vực của TP.HCM: 12/18 dự án, chiếm tỉ lệ 67% số dự án dự thi.

- Trong số 101 dự án đạt giải lĩnh vực, BGK chọn ra 27 dự án thuộc 17 tỉnh thành vào dự thi vòng toàn cuộc, chiếm tỉ lệ 27% dự án đạt giải lĩnh vực, 15% tổng số dự án.

TP.HCM có 4 dự án vào dự thi vòng toàn cuộc, chiếm tỉ lệ 33% dự án đạt giải lĩnh vực, 22% tổng số dự án dự thi.

- Trong số 101 dự án đạt giải lĩnh vực của cuộc thi, có 40 giải khuyến khích, 34 giải ba, 20 giải nhì và 7 giải nhất (7 giải nhất thuộc về 7 tỉnh, thành).

Trong số 27 dự án dự thi vòng toàn cuộc, có 13 giải ba (thuộc 12 tỉnh, thành), 13 giải nhì (thuộc 12 tỉnh, thành) và 1 giải nhất (thuộc TP.HCM).

TP.HCM có 12 giải lĩnh vực, gồm 4 giải khuyến khích, 4 giải ba, 3 giải nhì và 1 giải nhất.

Trong số 4 dự án dự thi vòng toàn cuộc của TP.HCM, có 2 giải ba, 1 giải nhì và 1 giải nhất.

II. KẾT QUẢ CÁC DỰ ÁN DỰ THI CỦA TP.HCM

 Nếu kể cả các giải đặc biệt của các trường đại học, cao đẳng và các đơn vị kinh tế, xã hội thỉ cả 18 dự án dự thi của TP.HCM đều có giải:

- Gậy dò đường thông minh (THCS Phan Tây Hồ, Gò Vấp): giải đặc biệt của trường CĐ Đại Việt Saigon.

 - Kỹ thuật làm phù điêu từ chất liệu giấy báo (THCS Cách Mạng Tháng Tám, Quận 10): giải đặc biệt của trường Đại học Sư Phạm TP.HCM.

- Sử dụng mủ xương rồng để tiêu diệt ốc bươu vàng (THPT Trần Văn Giàu): giải đặc biệt của trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

- Hệ thống điều khiển xe lăn hỗ trợ cho người khuyết tật (THPT chuyên Lê Hồng Phong): giải đặc biệt của trường Đại học RMIT.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng gồ giảm tốc tại một số con đường ở TP.HCM (THCS-THPT Đinh Thiện Lý): giải đặc biệt của trường Đại học RMIT.

- Nghiên cứu và ứng dụng tính kháng khuẩn của củ sâm đại hành (THPT chuyên Trần Đại Nghĩa): giải đặc biệt của trường CĐ Đại Việt Saigon.

- Xử lý ô nhiễm dầu mỡ bằng cây lục bình (THPT chuyên Trần Đại Nghĩa): giải khuyến khích QG lĩnh vực Khoa học môi trường.

- Xây dựng hệ thống điều khiển tập trung các thiết bị điện (THPT chuyên Trần Đại Nghĩa): giải đặc biệt của trường Đại học RMIT, giải khuyến khích QG lĩnh vực Kỹ thuật điện và cơ khí.

- Máy cảm ứng nước mưa trong công, nông nghiệp (THPT chuyên Lê Hồng Phong): giải khuyến khích QG lĩnh vực Kỹ thuật điện và cơ khí.

- Nghiên cứu mới về khả năng kháng khuẩn và kháng ung thư của cây nam sâm bò (THPT Nhân Việt): giải khuyến khích QG lĩnh vực Y khoa và khoa học sức khỏe.

- Đê mềm sử dụng vải địa kỹ thuật kết hợp quy hoạch rừng đước nhằm chống hiện tượng xâm thực và xói mòn đất (THPT chuyên Lê Hồng Phong): giải đặc biệt của trường Đại học Cần Thơ, giải ba QG lĩnh vực Khoa học môi trường.

- Phương pháp mới chế tạo tấm cách nhiệt từ vỏ trấu và thủy tinh lỏng (THPT Nhân Việt): giải đặc biệt của trường Đại học RMIT, giải ba QG lĩnh vực Vật liệu và công nghệ sinh học.

- Thiết bị tự động phát hiện đột quị ở người (THPT chuyên Lê Hồng Phong): giải ba QG lĩnh vực Y khoa và khoa học sức khỏe.

- Xử lý màu nước thải dệt nhuộm bằng gum hạt ô môi (THPT Gia Định): giải đặc biệt của trường Đại học RMIT, giải ba QG lĩnh vực Hóa học.

- Đánh giá mức độ hiểu biết của người tham gia giao thông về lượng khí thải của xe máy khi dừng đèn đỏ tại TP.HCM (THPT Trần Khai Nguyên): giải đặc biệt của trường Đại học RMIT, giải nhì QG lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi, giải ba QG toàn cuộc thi.

- Ứng dụng sinh hóa trong nuôi trồng tảo và mô hình sản xuất giấy từ tảo (THPT chuyên Lê Hồng Phong): giải đặc biệt của Hiệp hội Sinh học thực nghiệm Hoa Kỳ, giải nhì QG lĩnh vực Hóa sinh, giải ba QG toàn cuộc thi.

- Thiết bị cảnh báo buồn ngủ tự động thông qua trạng thái của mắt dành cho người tham gia giao thông (THPT chuyên Lê Hồng Phong): giải đặc biệt của trường Đại học Luật TP.HCM, giải nhì QG lĩnh vực Điện và cơ khí, giải nhì QG toàn cuộc thi.

- Găng tay hỗ trợ di chuyển dùng cảm biến sóng âm cho người khiếm thị (THPT chuyên Lê Hồng Phong): giải đặc biệt của trường Đại học Luật TP.HCM, giải đặc biệt của Công ty cổ phần công nghệ giáo dục 3A, giải nhất QG lĩnh vực Kỹ thuật điện và cơ khí, giải nhất QG toàn cuộc thi.

Lễ khai mạc

Đoàn TP.HCM dự thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia

Đoàn TP.HCM tự giới thiệu

Trình bày một đề tài trong vòng toàn cuộc thi

Giao lưu với các học sinh TP.HCM tham dự INTEL ISEF 2014 tại Mỹ

Giây phút vinh quang

PHÒNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC

Các tin khác: